Quy trình sản xuất cửa cuốn chính hãng ONEDOOR

1- Cấu tạo và các nguy cơ cửa cuốn:

Xét về mặt truyền động ta có 2 loại cửa cuốn là chạy bằng động cơ (cửa cuốn tự động) và cửa cuốn kéo tay.

Trong bài viết này ta đề cập chủ yếu đến cửa cuốn chạy bằng động cơ điện do tính chất phức tạp của nó so với loại còn lại (nên có thể có những rủi ro hơn).

1.1 Cấu trúc cửa cuốn chạy bằng động cơ điện

Cấu trúc của cửa cuốn motor điện gồm thân cửa làm từ lá kim loại hoặc composite được kết nối với nhau trượt lên xuống để cuốn vào lô, dẫn hướng theo chiều đứng bằng 2 thanh ray.

Lõi lô cuốn thường làm bằng trục thép. Động cơ điện (bộ tời điện hay còn gọi là motor điện) phát động truyền động qua hộp số, bánh răng và xích nếu có tới đầu trục của lô cuốn.

Việc điều khiển động cơ này được đảm nhận bởi hộp điều khiển trung tâm (controller, controlbox) bằng tay điều khiển từ xa (remote FR) và công tắc nút bấm (wall switch button).

Do yếu tố cấu tạo phức tạp nên các rủi ro hỏng hóc với từng thành tố cấu tạo sẽ được cộng dồn thành rủi ro tổng cho bộ cửa cuốn: rủi ro cơ khí, rủi ro cơ điện và rủi ro điện tử!

Về cơ khí

Cửa cuốn có thể bị kẹt chiều xuống khi gặp chướng ngại vật hoặc hệ ra có vấn đề. Chiều chuyển động lên có thể tạo tiếng ồn hoặc các hỏng hóc về móc nan do trọng lượng thân cửa lớn và lực kéo của động cơ, có trường hợp gãy kết nối làm rơi nan cửa với loại cửa kém chất lượng!

Ngoài ra cửa cuốn khi chuyển động có thể đè lên vật hoặc người, gây hỏng hóc hoặc bị thương. Các điểm nối, kết nối cửa cuốn với kết cấu toà nhà cũng có thể bị hỏng hóc trong quá trình vận hành do yếu tố lực và cả thời gian.

Về cơ điện

Việc sử dụng điện cho động cơ có thể dẫn đến những vấn đề dừng hoạt động do mất điện, điện áp thiếu ổn định hoặc bị sét lan truyền.

Nguy cơ rò rỉ điện rất hiếm nhưng cũng có thể xảy ra. Việc hỏng hóc động cơ cũng khó tránh khỏi khi cường độ vận hành cao, các yếu tố ngoại cảnh như nước vào, nhiệt độ cao, bụi, vật xâm hại và cả thời gian xử dụng kéo dài vượt tuổi thọ động cơ. Bộ phận phanh tự động sử dụng lâu dài cũng có thể bị hư hại.

Về phần điện tử

Hộp điều khiển tổng, tay điều khiển từ xa hay các nút bấm khác đều có thể bị hư hại sau thời gian sử dụng lâu dài và các tác động từ môi trường như nguồn điện thiếu ổn định, nhiệt độ, độ ẩm, nước, động vật xâm hại và sự lão hoá linh kiện.

Tay điều khiển sử dụng pin còn có nguy cơ hết pin, rơi vỡ. Bộ chip điều khiển có trường hợp tự reset mã làm mất điều khiển.

Nếu tổng hợp lại các nguyên nhân chính dẫn đến hỏng hóc cho bộ cửa cuốn thì chúng ta có thể liệt kê như sau:

Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng bấc nhất là lựa chọn mẫu cửa cuốn và các linh phụ kiện.

Việc chọn hãng cửa cuốn kém chất lượng hoặc là chọn ghép các linh phụ kiện không chính hãng, không đồng bộ và không theo tiêu chuẩn sẽ mang đến nguy cơ tiềm tàng cho các hỏng hóc với các mức độ khác nhau, có thể gây ra tai nạn.

Lắp đăt cửa cuốn

Việc không tuân thủ tiêu chuẩn và các qui trình lắp đặt chuẩn sẽ là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới các hỏng hóc và vận hành không an toàn cho cửa cuốn.

Cách sử dụng:

Điều này đặc biệt quan trọng vì nó gắn liền với thói quen sử dụng và nó theo suốt quá trình sử dụng của khách hàng trong thời gian dài. Bộ cửa cuốn chỉ hoạt động tốt và ít hỏng hóc khi chúng ta sử dụng đúng cách.

2- Các bước kiểm tra và sửa chữa cửa cuốn

Bài viết này cung cấp hướng dẫn chi tiết cho kỹ thuật viên và người sử dụng để kiểm tra và sửa chữa các sự cố phổ biến liên quan đến cửa cuốn.

Hướng dẫn sửa chữa cửa cuốn: Các bước kiểm tra và khắc phục sự cố

Sơ đồ lắp đặt sửa chữa cửa cuốn chính hãng

Cửa cuốn là một trong những phần quan trọng của ngôi nhà hoặc cơ sở kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, có thể xảy ra các sự cố với cửa cuốn, gây khó khăn trong việc sử dụng và an toàn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một hướng dẫn chi tiết về các bước kiểm tra và khắc phục sự cố của cửa cuốn, giúp bạn tái hiện lại hoạt động bình thường của nó.

Bước 1: Kiểm tra nguồn điện cấp cho động cơ

Đầu tiên, hãy kiểm tra nguồn điện cấp cho động cơ của cửa cuốn. Kiểm tra ổ cắm, attomat (CB), công tắc và đường dây điện cấp. Xem xét hộp điều khiển của cửa cuốn để xem liệu nó có điện hay không thông qua đèn báo sáng ở hộp nhận. Điều này giúp xác định xem nguồn điện có phải là nguyên nhân gây sự cố hay không.

Bước 2: Kiểm tra lưu điện

Nếu cửa cuốn được trang bị lưu điện, hãy kiểm tra xem lưu điện có hoạt động đúng cách hay không. Điều này đảm bảo rằng cửa cuốn vẫn hoạt động mượt mà ngay cả khi có mất điện tạm thời.

Bước 3: Kiểm tra các cảm biến an toàn

Đặc biệt, hãy kiểm tra các cảm biến an toàn của cửa cuốn. Các cảm biến này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các tai nạn. Có hai loại cảm biến an toàn phổ biến là loại dùng hồng ngoại và loại dùng công tắc kết hợp ti đồng (bút đồng). Đối với loại thứ hai, bạn chỉ cần chặn nhẹ lá đáy khi cửa xuống để xem cảm biến có hoạt động bình thường hay không. Nếu bạn sử dụng cửa cuốn của hãng Onedoor, bạn có thể yên tâm về chất lượng của đầu bịt bằng inox 304, đảm bảo độ bền cao và an toàn.

Bước 4: Kiểm tra phần cơ khí

Nếu bạn gặp phải hiện tượng kẹt hoặc xổ lô khi sử dụng cửa cuốn, hãy kiểm tra phần cơ khí của nó. Bằng mắt thường, hãy kiểm tra xem có bất thường ở lô cuốn và các lá cửa xộc xệch hay không. Nếu phát hiện hiện tượng kẹt hoặc xổ lô, hãy xác định và loại bỏ nguyên nhân trước khi tiến hành sửa chữa. Nếu cửa phát ra tiếng động lạ, hãy dừng ngay cửa và quan sát. Nếu bạn là kỹ thuật viên phụ trách sửa chữa, bạn có thể cho cửa chuyển động để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu bạn là người dùng, bạn không nên tự mò mẫm mà hãy gọi ngay cho kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Bước 5: Kiểm tra động cơ
Động cơ là một phần quan trọng trong cửa cuốn. Hãy kiểm tra các yếu tố sau đây:

  • Động cơ có bị nóng bất thường hay có mùi khét không?
  • Các bánh răng có bị hỏng hóc không?
  • Rắc nối động cơ đã chắc chắn, dây có bị đứt không?
  • Cụm hành trình có bị trượt không?

Nếu mọi thứ ổn nhưng khi bạn bấm nút để cửa chạy lên, nếu nó chạy chậm bất thường hoặc dừng giữa chừng, hãy kiểm tra tụ khởi động.

Bước 6: Kiểm tra phần điều khiển

Kiểm tra tay điều khiển từ xa bằng cách sử dụng một tay điều khiển khác. Nếu tay điều khiển thứ hai hoạt động tốt, điều đó cho thấy tay điều khiển ban đầu có thể bị hỏng pin hoặc bo mạch. Hộp điều khiển cũng có thể gặp sự cố do nhiều yếu tố. Hãy quan sát hoặc thay thế hộp điều khiển khác mà hoạt động bình thường. Nếu bạn gặp hiện tượng tự động reset, bạn có thể thực hiện cài đặt lại theo qui trình đã được hướng dẫn. Nếu các nút bấm không hoạt động, có thể có vấn đề với tiếp điểm (mô – ve) hoặc dây dẫn. Trong trường hợp đó, bạn cần thay thế bộ phận hỏng.

Bước 7: Khắc phục các phần móp méo, bong sơn, xước sơn

Cuối cùng, hãy kiểm tra và khắc phục các phần móp méo, bong sơn, xước sơn trên cửa cuốn. Để đảm bảo cửa cuốn vận hành an toàn, trơn tru và luôn sạch đẹp, cần có qui trình và kế hoạch cụ thể để khắc phục các vấn đề này.

Hy vọng rằng thông qua hướng dẫn trên, bạn đã có thể kiểm tra và khắc phục các sự cố thường gặp liên quan đến cửa cuốn. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải sự cố phức tạp hoặc không tự tin trong việc sửa chữa, luôn luôn hãy gọi đến một kỹ thuật viên chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn và độ tin cậy của cửa cuốn của bạn.

3- HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CỬA CUỐN CÓ BỘ TỜI ĐIỆN

sửa chữa cửa cuốn chính hãng onedoor
Bước 1: Quan sát, kiểm tra đảm bảo không để người và đồ vật tựa vào hoặc chắn lối đi của cửa
Bước 2: Bấm nút mở khóa (STOP)
Bước 3: Mở cửa bấm nút lên (UP), Đóng cửa Bấm nút (DOWN)
Bước 4: Dừng bấm nút Dừng (STOP)
Bước 5: Theo dõi cho đến khi cửa dừng lại hẳn để đảm bảo mọi thứ bình thường.
Bước 6: Khóa: Bấm nút (LOCK)

Lưu ý:
1. Khi phát hiện bất thường phải dừng ngay lại việc đóng, mở cửa, kiểm tra xung quanh hoặc gọi cho trung tâm hỗ trợ cửa cuốn ONEDOOR theo số Hotline: 1800 888 622
2. Luôn theo dõi khi cửa đang trong quá trình mở hoặc đóng, chỉ dời đi khi quá trình đóng mở đã kết thúc.
3. Tuyệt đối không qua lại hoặc đứng sát cửa, không sờ lên bề mặt cửa khi đang vận hành.
4. Không để đồ vật dựa lên hoặc chặn đường di chuyển cửa

Số điện thoại
1800.888.622